Hiển thị các bài đăng có nhãn thang-chien-ke. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thang-chien-ke. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Kế thứ 2: Vi Ngụy cứu Triệu (Vây Ngụy cứu Triệu)

Tiếng Hán: 圍魏救趙

I. Nguyên văn

Cộng địch bất như phân địch, địch dương bất như địch âm.

II. Chú thích

- Cộng địch: Chỉ sự tập trung cường đich (đối thủ) lại.
- Phân địch: Chỉ sự phân tán cường địch (đối thủ) ra.
- Địch dương: Theo binh pháp xưa, dùng quân tấn công địch trước, dùng chiến lược ra tay trước khi địch có ý định tấn công để khống chế người (tiên phát chế nhân), gọi là địch dương.
- Địch âm: Theo binh pháp xưa, thừa cơ hội tấn công, dùng chiến lược ra tay sau mà khống chế người (hậu phát chế nhân), gọi là địch âm.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Kế thứ nhất: Mạn thiên quá hải (Dối trời qua biển)

Tiếng Hán: 瞞天過海

I. Nguyên văn

Bị chu tắc ý đãi, thường kiến tắc bất nghi. Âm tại dương chi nội, bất tại dương chi đối. Thái dương, thái âm


II. Chú thích

- Đãi: lười biếng, coi thường, không chú ý.
- Thái dương, thái âm: hai khái niệm này xuất hiện rất sớm trong "Dịch truyện" của Chu Dịch. Âm dương là cặp phạm trù cơ bản của triết học cổ đại Trung Quốc, dùng để chỉ 2 mặt đối lập của sự vật. Dương ở trong kế này dùng để chỉ sự công khai, sự biểu lộ ra ngoài. Âm dùng để chỉ sự bí mật, cơ mật. Thái dương là hình thức cực thịnh của dương, ý là rất công khai, ai cũng hiểu vậy. Thái âm là hình thức cực thịnh của âm, ý là rất bí mật để không ai biết.