Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

Kế thứ 2: Vi Ngụy cứu Triệu (Vây Ngụy cứu Triệu)

Tiếng Hán: 圍魏救趙

I. Nguyên văn

Cộng địch bất như phân địch, địch dương bất như địch âm.

II. Chú thích

- Cộng địch: Chỉ sự tập trung cường đich (đối thủ) lại.
- Phân địch: Chỉ sự phân tán cường địch (đối thủ) ra.
- Địch dương: Theo binh pháp xưa, dùng quân tấn công địch trước, dùng chiến lược ra tay trước khi địch có ý định tấn công để khống chế người (tiên phát chế nhân), gọi là địch dương.
- Địch âm: Theo binh pháp xưa, thừa cơ hội tấn công, dùng chiến lược ra tay sau mà khống chế người (hậu phát chế nhân), gọi là địch âm.

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2016

Tín Lăng Quân trộm binh phù cứu nước Triệu

Tín Lăng Quân dùng binh pháp Mạn thiên quá Hải trộm binh phù cứu Triệu
Tín lăng quân trộm binh phù

Vào thời Chiến quốc, Tần Chiêu vương cử Bạch Khởi mang đại binh tiêu diệt 40 vạn quân nước Triệu ở Trường Bình và tiến đến bao vây thành Hàm Đan. Em của Triệu vương là Bình Nguyên Quân chính là anh rể của Tín Lăng Quân nước Ngụy, vì vậy Triệu vương sai sứ giả sang Ngụy cầu cứu. Ngụy vương vốn cũng muốn thế nên đã sai đại tướng Tấn Bỉ mang quân đi cứu, nhưng Tần Chiêu vương cho người cảnh cáo với Ngụy vương rằng: "Bất cứ nước nào dám cứu nước Triệu thì sau khi nước Tần thôn tính xong nước Triệu sẽ tính sổ với nước ấy.". Ngụy vương vì vậy rất sợ sãi, ngầm ra lệnh cho Tấn Bỉ đóng quân ở Nghiệp Thành, chờ động tĩnh ra sao trước đã. Triệu Vương không thấy quân nước Ngụy đến cứu liền trách móc Bình Nguyên Quân, Bình Nguyên Quân cũng nóng ruột, lập tức cho sứ giả lẻn sang Ngụy cầu cứu với Tín Lăng Quân, mong Tín Lăng Quân tâu với Ngụy vương mau chóng xuất quân cứu viện. Tuy Tín Lăng Quân đã hết lời cầu xin nhưng Ngụy vương vì sợ hãi thế lục nước Tần, nhất quyết không ban lệnh cho Tần Bỉ tiến quân. Tín Lăng Quân thấy vậy bèn than: "Ta vì nghĩa không thể phụ Bình Nguyên Quân được!".

Kế thứ nhất: Mạn thiên quá hải (Dối trời qua biển)

Tiếng Hán: 瞞天過海

I. Nguyên văn

Bị chu tắc ý đãi, thường kiến tắc bất nghi. Âm tại dương chi nội, bất tại dương chi đối. Thái dương, thái âm


II. Chú thích

- Đãi: lười biếng, coi thường, không chú ý.
- Thái dương, thái âm: hai khái niệm này xuất hiện rất sớm trong "Dịch truyện" của Chu Dịch. Âm dương là cặp phạm trù cơ bản của triết học cổ đại Trung Quốc, dùng để chỉ 2 mặt đối lập của sự vật. Dương ở trong kế này dùng để chỉ sự công khai, sự biểu lộ ra ngoài. Âm dùng để chỉ sự bí mật, cơ mật. Thái dương là hình thức cực thịnh của dương, ý là rất công khai, ai cũng hiểu vậy. Thái âm là hình thức cực thịnh của âm, ý là rất bí mật để không ai biết.